Những động tác nhẹ nhàng, phù hợp với sức khỏe của bà mẹ sau sinh sẽ giúp bạn nhanh chóng lấy lại được vóc dáng như trước khi mang bầu.
Sau khi sinh, người mẹ nên dành thời gian nghỉ ngơi, tránh vận động quá sức hay tập thể dục với cường độ mạnh. Tuy nhiên, có nhiều người lại hạn chế vận động quá mức chỉ vì e ngại vận động nhiều sẽ làm cho cơ thể bị yếu đi hoặc hậu sản. Hướng dẫn viên người Nga - Svetlana và cô con gái 7 tháng của mình đã chứng minh cho các bà mẹ mới sinh rằng có nhiều động tác rất dễ chịu và thân thiện với cơ thể còn chưa kịp hoàn thiện.
“Trẻ em sẽ vui mừng và hứng khởi với các trò chơi, giao tiếp từ mẹ. Và đồng thời cũng bắt đầu phối hợp với các động tác của mẹ sau nhiều lần tập. Qua đó cũng giúp phát triển nhận thức của trẻ thông qua cảm giác nhịp điệu tốt hơn”, Svetlana nói.
Hướng dẫn viên người Nga - Svetlana và cô con gái 7 tháng của mình.
Bài tập mà Svetlana hướng dẫn dưới đây được khuyến khích khi mẹ tập với bé trên 3 tháng tuổi. Bởi vì khi trẻ chưa tự nâng nổi đầu của mình thì rất nguy hiểm với trẻ mà mẹ cũng không thể thực hiện được bài tập. Tuy nhiên, tùy theo thể trạng, các mẹ cần tham khảo ý kiến của bác sỹ trước khi tập thể dục nhé!
Bài tập 1:
Vật dụng cần có: Chiếc ghế đẩu.
Tác dụng của bài tập: Tăng cường cơ bắp của đùi và mông.
Thực hiện: Đặt em bé ngồi trong vòng tay của bạn, ôm chặt và nâng bé lên. Bạn đứng ở phía trước của chiếc ghế, quay lưng lại phần ghế ngồi.
Thắt chặt các cơ bụng của bạn, giữ thẳng lưng. Sau đó từ từ ngồi xuống, đặt mông lên ghế. Tiếp tục trở lại vị trí ban đầu và lặp lại.
Bài tập 2:
Vật dụng cần có: Chiếc ghế đẩu
Tác dụng của bài tập: Tăng cường cơ bắp của vai, lưng, bắp tay.
Thực hiện: Bạn ngồi trên ghế, đầu gối thả lỏng, bàn chân đặt trên sàn nhà, hai tay giữ bé đứng ở trên đùi, mặt bé đối diện với mặt bạn và ở khoảng ngang ngực, khuỷu tay bạn hơi cong.
Thắt chặt cơ bắp của bạn và nâng em bé lên cho đến khi duỗi thẳng cánh tay. Thổi vào mặt bé, trở lại vị trí bắt đầu và lặp lại.
Bài tập 3:
Vật dụng cần có: Tấm thảm
Tác dụng bài tập: Củng cố cơ bụng
Thực hiện: Bạn ngồi xuống thảm, đặt trẻ ngồi trên bụng, hai tay giữ nách trẻ rồi từ từ nằm xuống dọc theo tấm thảm. Đầu gối co lên, đặt chân lên trên sàn nhà. Giữ em bé ngồi trên bụng, dựa lưng vào đùi của bạn.
Cố gắng dùng sức từ từ nâng cơ thể, tiến lại gần với em bé, trong quá trình đó bạn nhớ cười với bé, thổi vào mặt hoặc hôn bé khiến bé thích thú. Sau đó, trở lại vị trí bắt đầu và lặp lại.
Bài tập 4:
Vật dụng cần có: Tấm thảm
Tác dụng bài tập: Củng cố cơ bụng, tốt cho vòng eo
Thực hiện: Tư thế chuẩn bị gần giống với bài tập 3, nhưng bạn không đặt bé ngồi trên bụng mà đặt bé nằm úp trên hai ống chân của mình. Hai tay giữ bé từ hai bên.
Cuộn lưng của bạn lên, cố gắng nhấc chân của mình ra khỏi sàn nhà và nâng bé lên. Sau đó đổ lưng xuống tiếp xúc với mặt sàn, đẩy bé về phía lưng đổ. Quay trở lại vị trí bắt đầu và lặp lại.
Bài tập 5:
Vật dụng cần có: Không cần
Tác dụng bài tập: Làm giảm chứng co cơ, giúp cơ bắp đàn hồi trở lại.
Thực hiện: Đứng trên sàn nhà, hai chân đứng rộng bằng vai. Đặt em bé đứng ở trên sàn, lưng hơi khom, đầu gối hơi chùng, hai tay đỡ bé.
Từ từ ngồi xuống, đỡ lấy em bé và đứng dậy, duỗi thẳng đầu gối.
Một chân bước lên, từ từ hạ gối vuông góc trong khi đó chân còn lại cũng từ từ chùng xuống theo cho đến khi quỳ hẳn xuống mặt sàn. Đôi tay lúc đó cũng thay đổi tư thế bế trẻ, một tay luồn xuống đỡ mông bé, tay còn lại luồn trước ngực và ôm chắc lấy bé. Quay trở lại vị trí bắt đầu và lặp lại.
“Trẻ em sẽ vui mừng và hứng khởi với các trò chơi, giao tiếp từ mẹ. Và đồng thời cũng bắt đầu phối hợp với các động tác của mẹ sau nhiều lần tập. Qua đó cũng giúp phát triển nhận thức của trẻ thông qua cảm giác nhịp điệu tốt hơn”, Svetlana nói.
Hướng dẫn viên người Nga - Svetlana và cô con gái 7 tháng của mình.
Bài tập mà Svetlana hướng dẫn dưới đây được khuyến khích khi mẹ tập với bé trên 3 tháng tuổi. Bởi vì khi trẻ chưa tự nâng nổi đầu của mình thì rất nguy hiểm với trẻ mà mẹ cũng không thể thực hiện được bài tập. Tuy nhiên, tùy theo thể trạng, các mẹ cần tham khảo ý kiến của bác sỹ trước khi tập thể dục nhé!
Bài tập 1:
Vật dụng cần có: Chiếc ghế đẩu.
Tác dụng của bài tập: Tăng cường cơ bắp của đùi và mông.
Thực hiện: Đặt em bé ngồi trong vòng tay của bạn, ôm chặt và nâng bé lên. Bạn đứng ở phía trước của chiếc ghế, quay lưng lại phần ghế ngồi.
Thắt chặt các cơ bụng của bạn, giữ thẳng lưng. Sau đó từ từ ngồi xuống, đặt mông lên ghế. Tiếp tục trở lại vị trí ban đầu và lặp lại.
Bài tập 2:
Vật dụng cần có: Chiếc ghế đẩu
Tác dụng của bài tập: Tăng cường cơ bắp của vai, lưng, bắp tay.
Thực hiện: Bạn ngồi trên ghế, đầu gối thả lỏng, bàn chân đặt trên sàn nhà, hai tay giữ bé đứng ở trên đùi, mặt bé đối diện với mặt bạn và ở khoảng ngang ngực, khuỷu tay bạn hơi cong.
Thắt chặt cơ bắp của bạn và nâng em bé lên cho đến khi duỗi thẳng cánh tay. Thổi vào mặt bé, trở lại vị trí bắt đầu và lặp lại.
Bài tập 3:
Vật dụng cần có: Tấm thảm
Tác dụng bài tập: Củng cố cơ bụng
Thực hiện: Bạn ngồi xuống thảm, đặt trẻ ngồi trên bụng, hai tay giữ nách trẻ rồi từ từ nằm xuống dọc theo tấm thảm. Đầu gối co lên, đặt chân lên trên sàn nhà. Giữ em bé ngồi trên bụng, dựa lưng vào đùi của bạn.
Bài tập 4:
Vật dụng cần có: Tấm thảm
Tác dụng bài tập: Củng cố cơ bụng, tốt cho vòng eo
Thực hiện: Tư thế chuẩn bị gần giống với bài tập 3, nhưng bạn không đặt bé ngồi trên bụng mà đặt bé nằm úp trên hai ống chân của mình. Hai tay giữ bé từ hai bên.
Bài tập 5:
Vật dụng cần có: Không cần
Tác dụng bài tập: Làm giảm chứng co cơ, giúp cơ bắp đàn hồi trở lại.
Thực hiện: Đứng trên sàn nhà, hai chân đứng rộng bằng vai. Đặt em bé đứng ở trên sàn, lưng hơi khom, đầu gối hơi chùng, hai tay đỡ bé.
Từ từ ngồi xuống, đỡ lấy em bé và đứng dậy, duỗi thẳng đầu gối.
Một chân bước lên, từ từ hạ gối vuông góc trong khi đó chân còn lại cũng từ từ chùng xuống theo cho đến khi quỳ hẳn xuống mặt sàn. Đôi tay lúc đó cũng thay đổi tư thế bế trẻ, một tay luồn xuống đỡ mông bé, tay còn lại luồn trước ngực và ôm chắc lấy bé. Quay trở lại vị trí bắt đầu và lặp lại.
No comments:
Post a Comment