Monday 17 February 2014

Những lưu ý cho mẹ chăm sóc bé sinh mổ

Ngày càng nhiều bà mẹ phải chọn sinh mổ để đón con chào đời, nhưng không phải ai cũng hiểu rõ tác động của phương pháp sinh này đối với sức khỏe bé, nhất là đối với hệ miễn dịch.


Liệu trình làm đẹp sau sinh 15 buổi Vip



Thiên chức làm mẹ thật thiêng liêng và cao quý, đem đến cho mẹ bao niềm hạnh phúc. Tuy nhiên, những thay đổi cơ thể trong thời gian mang thai và quá trình kiêng cữ tắm gội sau khi sinh làm mẹ mệt mỏi, lo âu, tress, vậy các mẹ phải làm gì, để có sức khỏe và hạnh phúc bên con yêu,. BB-Care Với liệu pháp chăm sóc sau sinh của Hoàng Hậu xưa, cùng Với nguyên liệu 100% từ thiên nhiên như: gừng, nghệ, ngải cứu, trứng gà.......cùng với nghệ...


Liệu trình làm đẹp sau sinh 15 buổi (Đặc Biệt)



BB-Care Với liệu pháp chăm sóc sau sinh của Hoàng Hậu xưa, sự kết hợp thần bí của Thủy và Hỏa ,Âm và Dương , sự cân bằng hài hòa trạng thái tinh thần cũng như làn da, cảm giác như đang hưởng thụ và thư giãn trong không gian huyền ảo với các hương liệu chăm sóc sắc đẹp trong Cung Đình cho các Quý phi, Mỹ nữ , đem lại sự tươi mát, bình yên cho tâm hồn bằng khí vận của hơi ấm từ lòng bàn tay với 100% hương liệu thảo dược thiên...


Liệu trình làm đẹp sau sinh 15 buổi chuyên sâu



Mười người phụ nữ thì mười người đều thích làm đẹp, mặc dù trong thời gian mang thai để em bé được bảo vệ an toàn nhất. tinh tế nhất, các bà mẹ có thể tạm thời bỏ qua các sản phẩm hóa trang, thẩm mỹ nhưng sau sinh các bà mẹ ai ai cũng muốn tìm lại vẻ đẹp dung nhan tươi tắn và thân hình thon thả trước khi mang thai. Những vết vàng thô trên da mặt, những nếp nhăn, rạn da thâm nám. Những điều đó chính là mục tiêu bài xích của các bà mẹ. BB-Care dịch...


Liệu trình làm đẹp sau sinh 12 ngày cơ bản



Khi bé cất tiếng khóc chào đời, và tất cả sự vất vả trong thời kỳ mang thai cũng như mọi đau đớn khi sinh của người mẹ đều tan biến hết, Cho dù là sinh tự nhiên hay sinh mổ, người mẹ sau sinh đều rơi vào trạng thái âu lo, mệt mỏi, đau nhức cơ thể, da mặt, da toàn thân sạm đi. Những vết rạn da, thâm nám những vùng mỡ thừa khiến bạn lo lắng. Vậy các mẹ phải làm thế nào để lấy lại vóc dáng như thời con gái sau những ngày tháng mang thai....



Những “thiệt thòi” đầu đời

Chỉ cần nhìn quanh những gia đình có con nhỏ, có thể dễ dàng nhận ra rằng: việc chăm sóc một trẻ sinh mổ sẽ gặp phải rất nhiều khó khăn. Trẻ thường rất dễ mắc các bệnh như dị ứng, hen suyễn, khò khè, chàm sữa… khiến cả gia đình nhiều phen lo lắng. Số cơn quấy khóc, số lần thăm viếng bác sĩ hay số ngày nằm viện trung bình của trẻ cũng sẽ cao hơn hẳn so với trẻ được sinh thường.

Những năm đầu đời vốn luôn được giới y khoa xem như “quãng thời gian vàng” cho sự phát triển toàn diện của trẻ. Thế nên, những vấn đề về sức khỏe như thế này có thể ví như các “ổ gà” liên tiếp xuất hiện trên đường, làm chậm đà xuất phát của trẻ và để lại những ảnh hưởng lâu dài về sau.

Vì đâu trẻ sinh mổ dễ mắc bệnh?

Khái niệm hệ miễn dịch vốn nằm trong danh sách “thường thức y khoa” mà phần lớn ai cũng hiểu được vai trò quan trọng của nó đối với cơ thể. Nói một cách nôm na, hệ miễn dịch chính là “tường thành và quân đội” vững chắc giúp chúng ta chống lại các tác nhân gây bệnh “ngoại xâm”. Trẻ sinh mổ có một hệ miễn dịch kém phát triển hơn đồng nghĩa với việc “tường thành” kém vững chắc hơn và “quân đội” yếu hơn. Đó chính là điều kiện thuận lợi giúp các tác nhân gây bệnh “lên ngôi” và trẻ sinh mổ dễ mắc bệnh hơn. Tuy nhiên, vì sao có sự khác nhau đó?

Chăm sóc bé sinh mổ - những lưu ý cho mẹ

Thứ nhất, hệ vi sinh đường ruột đóng vai trò chủ đạo trong việc hình thành và phát triển một hệ miễn dịch khỏe mạnh cho trẻ, có đến 70% tế bào miễn dịch của cơ thể hiện diện tại đây. Khi sinh thường, trẻ sẽ nuốt những lợi khuẩn có mặt tại đường sinh tự nhiên của mẹ (âm đạo), giúp hệ vi sinh đường ruột được kích hoạt ngay từ lúc chào đời. Trẻ sinh mổ mất đi cơ hội tiếp xúc với những lợi khuẩn này do không đi qua đường sinh của mẹ khiến hệ vi sinh đường ruột được kích hoạt chậm hơn.

Thứ hai, những biến đổi của cơ thể trong quá trình sinh thường cũng “đóng cầu dao” sớm, thúc đẩy tuyến vú tiết sữa nên bà mẹ có thể cho con bú ngay từ lúc còn trên bàn sinh. Trong khi đó, mẹ sinh mổ lên sữa chậm hơn và chỉ được tiếp xúc với bé sau 4 đến 5 tiếng, nguồn kháng thể trong sữa cũng đến với bé chậm hơn rất nhiều trong khi những kháng thể này có vai trò vô cùng quan trọng trong việc hoàn thiện hệ miễn dịch cho trẻ.

Chính sự chậm hoàn thiện này của hệ miễn dịch là nguyên nhân dẫn đến các bất ổn về sức khỏe mà trẻ sinh mổ thường gặp phải. Các nghiên cứu khoa học đã cho thấy, nếu như trẻ sinh thường chỉ mất khoảng 10 ngày đầu đời để hoàn thiện hệ miễn dịch, thì trẻ sinh mổ sẽ phải chờ đợi đến 6 tháng sau – tức là mất thời gian gấp gần 20 lần.

Làm thế nào để hỗ trợ hệ miễn dịch của trẻ sinh mổ?

Với một sự xuất phát muộn màng và nhiều bất lợi về hệ miễn dịch, “cuộc đua” phát triển của trẻ sinh mổ sẽ trở nên khó khăn hơn rất nhiều lần so với bè bạn. Khi hiểu được điều này, phần lớn các bà mẹ sẽ ưu tiên chọn lấy cơn đau vượt cạn để đổi lấy một khởi đầu thuận lợi hơn cho con. Tuy nhiên, việc lựa chọn phương pháp sinh lại phụ thuộc vào chỉ định của bác sĩ, dựa trên tình hình sức khỏe của thai phụ lẫn thai nhi trong suốt thai kì.

Trong điều kiện phải sinh mổ, bà mẹ nên lưu ý chăm sóc sức khỏe cho con một cách hợp lý để “bù đắp” lại phần nào những thiệt thòi đầu đời của trẻ. Theo PGS.TS.BS Vũ Thị Nhung, mẹ có thể tham khảo những hướng dẫn sau đây để giúp trẻ sinh mổ tăng cường hệ miễn dịch:

Cho bé bú càng sớm càng tốt: Sữa mẹ chính là nguồn dinh dưỡng vô giá chứa nhiều kháng thể hỗ trợ cho hệ miễn dịch của trẻ. Càng được tiếp xúc với những kháng thể này sớm, hệ miễn dịch của trẻ càng được củng cố sớm.

Tuân thủ lịch tiêm phòng & khám định kỳ: Theo sát những chỉ định, yêu cầu tiêm phòng của bác sĩ sẽ giúp mẹ bảo vệ trẻ một cách khoa học và chủ động hơn. Ngoài ra, mẹ phải sát sao theo dõi sức khỏe của trẻ để kịp thời phát hiện những dấu hiệu bệnh lý bất thường.

Chế độ dinh dưỡng của trẻ: Đối với mẹ cho con bú, trong trường hợp phải sử dụng thuốc giảm đau do vết mổ, mẹ phải tham khảo ý kiến bác sĩ để đảm bảo rằng tác dụng phụ của thuốc không gây ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Trong điều kiện không cho phép bú sữa mẹ, mẹ có thể thay thế cho trẻ bằng thực phẩm có chứa oligosaccharides (lcFOS & scGOS) – một trong những thành phần chính của sữa mẹ giúp ức chế sự gia tăng của các vi khuẩn có hại và kích thích các vi khuẩn có ích phát triển, xây dựng và hoàn thiện hệ vi sinh đường ruột, tăng cường sự phát triển của hệ miễn dịch, giảm khả năng nhiễm trùng và dị ứng cho trẻ.”
Nguồn: dantri

Xem Thêm:  Chăm sóc sau sinh, Chăm sóc cho mẹChăm sóc cho béBà bầu làm đẹp, Mẹo làm đẹp


No comments:

Post a Comment

Featured post

Xúc Xắc Xúc Xẻ - Nhạc Thiếu Nhi Hay Nhất - Xuc xac xuc xe vui nhộn

Xúc Xắc Xúc Xẻ - Nhạc Thiếu Nhi Hay Nhất - Xúc Xắc Xúc Xẻ video tuyển chọn những bài hát thiếu nhi hay nhất vui nhộn nhất cho các bé xem lúc...